Chắn Lèo Tôm @ Chắn Phỏm Cờ

HƯỚNG DẪN và TRỢ GIÚP – CHẮN LÈO TÔM – CHẮN PHỎM CỜ – CHƠI LÀ MÊ

NHẬP MÔN CHẮN HỌC

Đánh chắn là một trò chơi giải trí dân gian có từ rất lâu đời. Đây là loại hình giải trí mang tính thể thao trí tuệ, có tính khoa học, văn hóa cao. 
1. Bộ bài chơi chắn
Bộ bài chắn gồm 100 lá bài, chia thành số & chất được rút ra từ 120 lá của bộ Tổ Tôm (bỏ đi 20 lá là Nhất Văn, Nhất Vạn, Nhất Sách, Thang Thang – còn gọi là 20 quân “Yêu”). Trong 100 lá còn lại có 4 lá bài đặc biệt được gọi là Chi Chi (màu đỏ), số còn lại 96 lá bài đều có một nguyên tắc để nhận mặt rất dễ dàng. Mỗi lá bài đều có hai phần là phần chữ (ở hai đầu lá bài) và phần hình (hình vẽ ở giữa lá bài). Phần chữ lại được chia thành hai phần gọi là phần số (ở bên phải) và phần loại chất (ở bên trái):

  • Số: là các số chữ Hán được gọi là Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu. Ngoài ra có 1 lá đặc biệt là Chi Chi
    • ​Nhị: 2 nét
    • Tam: 2 nét giống Nhị nhưng thêm 1 vạch ở giữa
    • Tứ: hình chữ nhật
    • Ngũ: giống chữ “h”, có vạch ngang nằm ở dưới
    • Lục: có 2 chân
    • Thất: giống chữ “t”
    • Bát: giống chữ “B”
    • Cửu: giống chữ “h” thường nhưng dài hơn
  • Chất: Có 3 chất – vạn, văn, sách. Để dễ nhận ra hàng chữ cứ nhớ câu dân gian các cụ “réo truyền” “Văn chéo, Vạn vuông, Sách loằng ngoằng”
  • Bộ bài gồm các lá: Nhị Vạn, Nhị Văn, Nhị Sách, Tam Vạn, .., Cửu Vạn, Cửu Văn, Cửu Sách, và lá Chi Chi. Mỗi lá lại có 4 lá giống hệt nhau
  • Tổng (3 chất * 8 số + 1 chi chi) * 4 lá = 100 lá bài
  • Bộ bài chắn chỉ có 20 lá đỏ, tức là 4 lá Chi Chi, 4 lá Cửu Vạn, 4 lá Cửu Sách, 4 lá Bát Vạn, 4 lá Bát Sách. Còn lại là 80 lá đen.

 2. Cách chơi
Chơi chắn giống đánh phỏm. Tối đa 4 người chơi, mỗi người được chia 19 lá. Số lá còn lại đặt dưới chiếu gọi là nọc.

  • Mỗi người đến lượt mình có thể bốc 1 lá từ nọc, rồi có thể ăn lá ấy và đánh 1 lá khác. Cũng có thể ăn lá người cửa trước vừa đánh.
  • Mục đích là để tròn bài rồi ù.Tròn bài, tức là bài gồm toàn các “bộ”. Giống trong chơi phỏm, khi bài toàn các “phỏm”, không lẻ lá nào thì là ù.
  • “Bộ” trong trò chơi chắn là chắn, hoặc cạ.
    • Trong đó: 
      • Chắn: là 2 lá giống hệt nhau. Ví dụ: 2 lá cửu văn, hoặc 2 lá bát sách
      • Cạ: là 2 lá cùng số, khác chất. Ví dụ:  lá cửu vạn và lá cửu văn.

CÁCH CHƠI

1. Khái niệm cơ bản

  • Ba đầu: gồm ba cây chỉ giống nhau về phần số còn phần chữ thì khác nhau
    • Ví dụ ba đầu: Tam Văn +Tam Sách+ Tam Vạn…
  • Có hai kiểu ù là ù rộng và ù bạch thủ:
    • Ù rộng: Khi chơi bài mỗi người có 19 cây, khi ăn một cây bạn phải đánh trả đi một cây nên số cây không đổi và vẫn là 19 cây. Bài đang chờ ù rộng có nghĩa là trên tay bạn và cả ở dưới chiếu nữa.Khi ăn chẵn hoặc cạ thì bạn phải hạ chắn hoặc cạ mình ăn xuống chiếu. Đã có ít nhất 6 chắn, 3 cạ và một con què chính là con chờ ù. khi rút nọc con ở lọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn hoặc một cạ nữa thì có nghĩa là bạn ù. Ù đã có 6 chắn sẵn thì gọi là ù rộng
    • Ù bạch thủ: Bài đang chờ ù bạch thủ có nghĩa là bạn đã có ở trên tay và cả ở dưới chiếu nữa đúng 5 chắn, 4 cạ và một con què chính là con chờ ù, khi rút lọc, con ở nọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn. Như vậy khi ù bạch thủ kể cả con ù ở lọc bạn có đúng 6 chắn và 4 cạ.

2. Chơi chắn

  • Bốc cái: Sau khi chia mỗi người 19 lá, 1 người( thắng ván trước) sẽ bốc 1 lá( gọi là cái) từ nọc, lật vào 1 phần bài( gọi là bài cái, có 20 lá). Từ lá cái ấy sẽ xác định được ai là người được phần bài cái. Người có cái sẽ đánh đầu tiên trong ván.
  • Ăn: Người tiếp theo nếu muốn ăn thì lấy lá ấy về chỗ mình( ví dụ ăn lá cửu vạn) và lấy 1 lá nữa trên bài mình( lá cửu vạn nếu là ăn chắn, hoặc lá cửu văn/ sách nếu là ăn cạ) đặt lên trên lá vừa ăn được( Ăn vào bộ nào thì phải cho cả làng biết, không”chuyển phỏm” được như trong trò chơi phỏm).
    • Khi ăn thì chỉ được ăn lá mình vừa bốc, hoặc lá người cửa trước đánh ra, hoặc lá người cửa trước bốc nhưng không ăn( người đó dưới).
  • Đánh: Sau khi ăn thì phải đánh đi 1 lá khác vào ngay bên phải của mình( tức vào cửa mình ).
  • Bốc nọc: Nếu không ăn thì phải bốc 1 lá từ nọc. Sau khi bốc thì lại có thể ăn lá vừa bốc.
  • Dưới: Sau khi bốc, nếu không ăn thì “Dưới”, tức là nhường quyền ăn cho người cửa sau.
  • Chíu: Là cách ăn đặc biệt: Mình có 3 lá bài giống hệt nhau, lấy ra để ăn 1 lá cũng giống như vậy. Ví dụ: mình có 3 lá cửu vạn, 1 người khác đánh ra 1 lá cũng là cửu vạn thì mình được ăn( Chíu) lá người kia vừa đánh. o Khi chíu thì có thể chíu bất kỳ lá nào, dù là đang ở lượt người khác, họ bốc ra 1 lá mà mình chíu được thì họ phải nhường quyền cho mình chíu trước, rồi nếu mình không chíu thì họ mới được ăn. Tương tự, nếu có 1 lá được đánh ra ở bất kỳ cửa người nào mà mình chíu được thì chỉ sau khi mình bỏ chíu, người kia mới được ăn.
  • Trả cửa: Sau khi chíu ở cửa nào đó thì phải đánh ra 1 lá vào cửa đó để ván chơi được tiếp tục bình thường. Đây gọi là trả cửa.
  • Ù: Khi 19 lá của mình( gồm cả những lá Ăn được) hợp với 1 lá vừa bốc từ nọc( bất kỳ ai bốc) thành 10 bộ( Chắn hoặc Cạ), trong đó có ít nhất 6 Chắn thì là Ù.
  • Cước: Khi Ù, nếu bài ù có những điểm đặc biệt thì sẽ được ăn thêm tiền. Điểm đặc biệt ấy gọi là Cước. Chẳng hạn bài toàn lá đen thì gọi là cước Bạch Định, bài có đúng 8 lá đỏ thì là có cước Tám Đỏ, còn nếu có 4 lá chi chi và không có lá đỏ nào khác thì là có cước Kính Tứ Chi.
  • Xướng: Khi ù, mình phải đọc tên các Cước mình có. Việc đọc này gọi là Xướng.
  • Chú ý:
    • Khi đánh chắn phải tuân thủ 1 số luật, chẳng hạn đã đánh 1 lá đi rồi thì về sau không được ăn lá ấy nữa, cũng không được đánh tiếp 1 lá giống hệt thế đi nữa.
    • Khi xướng ván ù chắn cũng phải tuân thủ 1 số luật như cước bắt buộc hô,…

LUẬT CHƠI CHẮN

Đây là những luật mà khi chơi người chơi không được vi phạm. Nếu vi phạm sẽ bị phạt ngồi im không được đánh nữa hoặc phải đền làng

A. Các lỗi khi chơi chắn

  1. Ăn treo tranh
    • Mô tả: Trên bài có một chắn và một quân què cùng hàng, ta lấy quân què để ăn cặp cạ với quân có chắn đó.
    • Ví dụ: Trên tay có 1 chắn Cửu Vạn và 1 quân Cửu Văn, ăn Cửu Vạn nhưng lại hạ Cửu Văn xuống chiếu thành cạ [Cửu Văn, Cửu Vạn] (đáng nhẽ phải hạ chắn Cửu Vạn).
  2. Ăn trái vỉ
    • Mô tả: Khi ăn một cạ thì lá bài ăn được phải để dưới và lá bài trên tay hạ xuống chồng lên trên lá bài ăn được, trái lại thì bị gọi là trái vỉ.
    • Ví dụ: Trên tay có 1 lá bài Bát Văn và người chơi ăn lá bài Bát Sách thì khi hạ cạ này xuống phải để Bát Văn chồng lên trên Bát Sách, ngược lại sẽ bị bắt báo Trái Vỉ.
  3. Chíu được nhưng lại ăn thường
    • Mô tả: Khi có 3 lá bài trên tay giống nhau mà người chơi có thể chíu được nếu muốn chíu thì phải hạ cả 4 lá bài dưới chiếu, không được hạ 1 lá bài để tạo thành 1 chắn.
    • Ví dụ: Có 3 quân cửu vạn, bốc được cửu vạn, đáng nhẽ phải chíu thì lại chỉ hạ 1 quân cửu vạn xuống để ăn thành chắn thường.
  4. Ăn chọn cạ
    • Mô tả: Lấy 1 quân trong cạ sẵn có hoặc trong 3 đầu để ăn thành cạ.
    • Ví dụ: Có cạ [cửu vạn, cửu văn], lấy cửu vạn ăn cửu sách, hoặc lấy cửu vạn ăn cửu văn.
    • Chú ý: Trường hợp có 1 cửu vạn và 2, hoặc 4 cửu văn không gọi là “có cạ” Cửu Vạn, Văn (Vì cửu văn nằm trong chắn rồi, cửu vạn là quân lẻ). Khi đó vẫn được lấy cửu vạn ăn cửu sách.
  5. Ăn cạ chuyển chờ
    • Mô tả: Là ăn cạ khi đang chờ ù.
    • Ví dụ:
      • Có 5 chắn, 4 cạ, què Cửu Vạn. Lấy Cửu Vạn ăn Cửu Văn.
      • Có 5 chắn, 3 cạ, ba đầu Cửu. Lấy Cửu Vạn ăn Cửu Văn.
      • Có 5 chắn, 4 cạ, què 1 quân. Trong các cạ có cạ Tam Vạn & Tam Văn. Lấy Tam Vạn ăn Tam Văn.
    • Chú ý:
      • Nếu trước đó đã đánh cạ thì sẽ bắt lỗi 10 – “đánh cạ ăn cạ” (ngồi im luôn)
      • Nếu lấy Tam Vạn ăn Tam Sách thì có thể bắt lỗi ăn chọn cạ hoặc lỗi ăn cạ chuyển chờ.
  6. Có chắn cấu cạ: Lấy 1 quân trong chắn sẵn có để ăn cạ. Ví dụ: Có chắn cửu vạn, không có cửu văn, lấy cửu vạn ăn cửu văn.
  7. Bỏ chắn ăn chắn: Trước đã bỏ không ăn chắn này, giờ lại đòi ăn.Ví dụ: Người chơi có 1 lá bài Cửu Vạn trên tay, nhà trên đánh Cửu Vạn không ăn, sau đó bốc lên Cửu Vạn lại ăn thành chắn Cửu Vạn.
  8. Bỏ chắn ăn cạ: Lấy 1 quân – mà trước đó đã bỏ ăn chắn – để ăn cạ. Ví dụ: Người chơi có 1 lá bài Cửu Vạn trên tay, nhà trên đánh Cửu Vạn không ăn, sau đó bốc lên Cửu Sách hoặc Cửu Văn lại ăn thành cạ Cửu.
  9. Bỏ cạ ăn cạ: Lấy 1 quân – mà trước đó đã bỏ ăn cạ – để ăn cạ. Ví dụ: Người chơi có 1 lá bài Cửu Vạn trên tay, nhà trên đánh Cửu Văn không ăn, sau đó bốc lên Cửu Sách hoặc Cửu Văn lại ăn thành cạ Cửu.
  10. Bỏ chắn đánh chắn
    • Mô tả: Bỏ không ăn 1 quân sau lại đánh đúng quân đó.
    • Ví dụ: Trước đã bỏ không ăn cửu vạn, nếu sau đó lại:
      • Lấy cửu vạn ăn cửu vạn => lỗi 7.
      • Lấy cửu vạn ăn cửu văn => lỗi 8.
      • Lấy cửu văn ăn cửu sách => lỗi 9.
      • Đánh cửu vạn đi => lỗi 10.
  11. Đánh cạ ăn cạ: Đã đánh cả 1 cạ (2 quân) đi thì không được ăn bất kỳ cạ nào nữa.Ví dụ: Nếu đã đánh cạ [ Cửu Vạn, Cửu Văn], sau lại ăn cạ[ Tam Văn, Tam Sách].
  12. Đánh rồi lại ăn cạ cùng hàng: Đã đánh 1 quân, sau không được dùng quân hàng đó để ăn cạ. Lỗi này gồm 2 trường hợp:
    • Xé cạ ăn cạ: Đã xé cạ, sau không được dùng quân hàng đó để ăn cạ. Ví dụ: Có cạ [ Cửu Văn, Cửu Vạn]. Đánh Cửu Vạn ( xé cạ). Sau lại lấy Cửu Văn ăn Cửu Sách.
    • Xé chắn ăn cạ: Đã xé chắn, sau không được dùng quân hàng đó để ăn cạ.Ví dụ: Có chắn Cửu Vạn. Đánh Cửu Vạn ( xé chắn). Sau lại lấy Cửu Vạn ăn Cửu Sách.
  13. Đánh 1 quân rồi sau lại ăn đúng quân đó
  14. Đánh 1 chắn đi: Ví dụ đánh Cửu Vạn, sau lại đánh tiếp 1 quân Cửu Vạn nữa.
  15. Ăn 1 quân rồi sau lại đánh đúng quân đó
  16. Ăn cạ rồi lại ăn hoặc chíu quân cùng hàng: Ví dụ đã lấy Cửu Văn ăn Cửu Vạn, sau lại ăn cạ hoặc chắn Cửu ( bất kỳ Cửu gì), hoặc chíu Cửu Sách.
  17. Đánh cạ khi đã ăn cạ: Ví dụ đã đánh cả Tam Văn, Tam Sách đi ( đánh cạ), sau đó lại lấy cửu vạn ăn cửu sách(ăn cạ).
  18. Ăn cạ đánh quân cùng hàng: Ví dụ đã lấy Cửu Vạn, ăn Cửu Văn, sau lại đánh Cửu Sách đi.

B. Phạt khi vi phạm luật chơi chắn

1. Các trường hợp phạt tiền

  • Ù láo: Chưa ù mà đã hô ù thì là ù láo. Trong Chắn lèo tôm đã có chức năng chặn ù láo. Người chơi chỉ hô Ù thành công khi bài đủ điều kiện ù
  • Xướng sai:bị phạt bằng 8 đỏ 2 lèo. Xướng sai là xướng thiếu cước hoặc thừa cước mà bài không có.

    • Có một số cước bắt buộc phải xướng, nếu ù cước đó mà không xướng thì cũng là phạm lỗi.
    • Những cước buộc phải xướng là: Thiên ù, Chíu ù, Ù bòn, Bạch thủ, Bạch thủ Chi.
    • Chú ý: Một số cước ngoại lệ: Thiên ù Bạch thủ thì cho phép xướng thiếu cước Bạch thủ. Các cước Hoa, Nhà, Cá: Có thể không xướng, nhưng khi đó phải xướng Bạch thủ( sẽ chỉ được tính tiền là Bạch thủ).
    • Ví dụ: Đúng là ù Hoa. Xướng Hoa thì được ăn Hoa. Không xướng Hoa mà xướng Bạch thủ thì được ăn Bạch thủ. Không xướng cả Hoa lẫn Bạch thủ thì là xướng thiếu cước. Chỉ hô : Hoa rơi cửa phật hoặc Hoa rơi cửa phật Chì Bạch thủ
  • Bỏ ù: Nếu ù được mà không ù rồi về sau mới ù( để chờ cước to hơn chẳng hạn) thì là phạm lỗi bỏ ù. Bỏ ù bị đền tiền bằng 8 đỏ 2 lèo. Ví dụ: Đang lẻ Tam Vạn( chờ ù). Nọc nảy Tam Văn lại không ù. Về sau nọc nảy Tam Sách mới ù(để có cước Tôm) thì là bỏ ù. Chú ý: Có một số nơi chơi Thiên ù được phép bỏ.
  • Ù thiếu điểm: Tùy theo thiết lập chiếu chơi cho người chơi ù tự do, không chơi ù xuông hoặc không chơi ù dưới 4 điểm. Khi đó, nếu ai ù mà xướng thiếu điểm sẽ bị phạt bằng 8 đỏ 2 lèo. Nếu ù thiếu điểm mà xướng sai để đủ điểm thì cũng vẫn bị phạt 8 đỏ 2 lèo.

2. Treo tranh trái vỉ nghỉ ăn tiền

Gồm những lỗi : Ăn treo tranh, Ăn trái vỉ, chíu được nhưng lại ăn thường Khi người chơi vi phạm lỗi này thì không bị bắt báo nhưng khi ù không được tính tiền ( Treo tranh trái vỉ nghỉ ăn tiền ) .

3. Các lỗi bị bắt báo ngay khi đang chơi

Gồm những lỗi : Bỏ chắn ăn chắn, Bỏ chắn ăn cạ, Bỏ cạ ăn cạ, Bỏ chắn đánh chắn, Đánh cạ ăn cạ, Đánh rồi lại ăn cạ cùng hàng, Đánh 1 quân rồi lại ăn đúng quân đó Khi người chơi vi phạm lỗi này bị làng bắt báo sẽ bị phạt ngồi im không được ăn hay đánh gì nữa và chờ người Ù rồi thay làng trả tiền

4. Các lỗi nặng bị phạt đền làng

Gồm những lỗi : Ăn chọn cạ, Ăn cạ chuyển chờ, Có chắn cấu cạ Khi người chơi vi phạm những lỗi này khi ù sẽ bị phạt 8 đỏ 2 lèo

CƯỚC Ù KHI CHƠI CHẮN

Khi Ù, nếu bài ù có những điểm đặc biệt thì sẽ được ăn thêm tiền. Điểm đặc biệt ấy gọi là Cước. Các cước sẽ được ăn thêm tiền bao gồm:

  1. Xuông: Là khi bài ù không có gì đặc biệt (không có cước nào).
  2. Thông: Nếu ván trước ù và xướng đúng, ván sau cũng ù thì ván sau được hô cước Thông.
    • Chú ý: Chỉ được hô Thông nếu ván trước ù và không bị phạt. Nghĩa là ván trước ù đúng xướng đúng và không phạm lỗi gì (nghỉ ăn tiền không được hô thông). Còn tất cả các trường hợp bị phạt thì ván sau đều không được hô Thông.
  3. Chì: Là khi ù lá ở cửa Chì – tức là cửa của mình. Chẳng hạn, mình bốc 1 lá và ù lá ấy luôn thì là ù Chì (Chú ý rằng, khi người khác bốc mình cũng có thể ù – nhưng không là ù Chì).
  4. Thiên Ù: Người có cái (được chia 20 lá) tròn bài, ù luôn (có từ 6 chắn trở lên) thì gọi là Thiên Ù.
  5. Địa Ù: Phải thỏa mãn điều kiện: Ù lá bốc nọc đầu tiên khi mình chưa ăn hoặc đánh gì. Lưu ý: bài có cái thì không bao giờ có thể Địa Ù được (vì đã được quyền Thiên Ù).
  6. Có Chíu: Nếu trong ván mình đã chíu 1 quân bài thì khi ù được hô “có Chíu”, nếu chíu nhiều cây thì hô “có + số lần + Chíu”
  7. Chíu Ù: Chíu mà tròn bài, ù luôn thì là Chíu Ù. Bình thường chỉ được phép ù lá bốc từ nọc lên. Riêng Chíu Ù thì có thể ù lá người khác đánh/ hoặc trả cửa.
    • Chú ý: Phân biệt “Chíu Ù” với “Ù có Chíu”: Nếu chíu rồi ù luôn thì là Chíu Ù và khi xướng phải xướng là Chíu Ù, không được tính con chíu đó vào để hô “có Chíu”.
  8. Có ăn Bòn: Đã có sẵn chắn (Cửu Vạn chẳng hạn), tách 1 lá ra để ăn chắn, sau lại lấy lá còn lại ăn chắn tiếp (=> ăn được 2 chắn Cửu Vạn). Cách ăn đó gọi là “ăn Bòn”. Nếu trong ván mình ăn Bòn 2 lần thì hô “2 Bòn” nếu 1 lần thì hô là “có Bòn”.
  9. Ù Bòn: Khi bốc được 1 lá mà mình có thể ăn Bòn, nhưng lại tròn bài, ù luôn thì là Ù Bòn và cũng bắt buộc phải hô là Ù Bòn khi xướng bài.
  10. Thiên khai: Trên tay có 4 lá giống nhau gọi là có Thiên Khai.
  11. Bạch thủ:
    • Không phải Thiên Ù, đang chờ ù có 5 chắn, không có ba đầu, thêm cả lá ù nữa là thành 6 chắn.
    • Giải thích:
      • Què: là những lá lẻ ra, xếp ngoài cùng (Những lá này thường được ăn vào/ đánh đi để thêm chắn/ cạ => để tròn bài => ù). Chờ ù Bạch thủ là ngược với chờ “ù rộng”.
      • Ù rộng: là ta đang có đủ chắn rồi (>= 6 chắn) và đang què 1 lá Cửu Vạn chẳng hạn thì khi làng bốc lên lá Cửu gì ta cũng ù được => số lá ta có thể ù là nhiều (rộng).
      • Ù Bạch thủ là: mới có 5 chắn, 4 cạ, què Cửu Vạn thì chỉ khi làng bốc lên lá Cửu Vạn ta mới ù được (vì ù là phải có >= 6 chắn) => số lá ta có thể ù là ít (<= 3 lá, vì tổng chỉ có 4 lá Cửu Vạn)
      • Chú ý: Nếu bài có 5 chắn, 4 cạ, nhưng lại có 3 đầu – thì dù làng bốc lên lá Cửu gì ta cũng vẫn ù được. => Quy định trường hợp này cũng là ù rộng (không phải ù Bạch thủ).
  12. Bạch thủ Chi: Là ù bạch thủ lá Chi Chi.
    • Chú ý: Nếu ù Bạch thủ Chi mà xướng “Bạch thủ” thì vẫn là xướng sai. Khi chờ ù lá Chi Chi thì chỉ được phép ù Bạch thủ Chi. Tức, nếu đang có >= 6 chắn, tròn bài lẻ lá Chi mà làng bốc lên Chi thì cũng không được ù (Trường hợp này ta phải “xé chắn” – tức đánh bớt chắn đi để chỉ còn 5 chắn rồi chờ ù Chi, hoặc ta phải đánh Chi đi để chờ ù rộng).
  13. Thập thành: Bài ù có 10 chắn
  14. Bạch định: Bài ù toàn lá đen. Chú ý: Bộ bài có 20 lá đỏ: Bát Vạn, Bát Sách, Cửu Vạn, Cửu Sách, Chi Chi. 80 lá còn lại là đen.
  15. Tám đỏ: Bài ù có đúng 8 lá đỏ
  16. Kính tứ Chi: Bài ù có đúng 4 lá Chi là đỏ.
  17. Lèo: Có cả Cửu Vạn, Bát Sách, Chi Chi thì gọi là có Lèo (Có thể có tối đa 4 lèo).
  18. Tôm: Có cả Tam Vạn, Tam Sách, Thất Văn thì là có Tôm.
  19. Hoa rơi cửa Phật: Bài của mình dưới chiếu có tối thiểu 1 lá Ngũ Vạn (hình ngôi chùa), sau đó Ù Chì Bạch thủ lá Nhị Vạn (hình hoa đào).
    • Giải thích: “Bài của mình dưới chiếu có Ngũ Vạn” nghĩa là mình đã ăn chắn Ngũ Vạn, hoặc cạ Ngũ có Ngũ Vạn, hoặc chíu Ngũ Vạn.
  20. Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật: Khi ù, bài trên tay có chắn Ngũ Vạn (nhà lầu), chắn Tứ Vạn (hình cái xe), Ù Chì Bạch thủ lá Nhị Vạn (hoa đào). Chắn Ngũ Vạn, chắn Tứ Vạn ăn dưới chiếu không được tính
    • Chú ý: Trường hợp nếu bạn có sẵn chắn Ngũ Vạn, chắn Tứ Vạn trên tay nhưng lại tách ra ăn bòn tạo thành 2 chắn hoặc 1 chắn 1 cạ hạ dưới chiếu, thì khi đó không được tính là có chắn đó trên tay. Ví dụ: Tách chắn Ngũ Vạn ra để ăn thành 2 chắn Ngũ Vạn hoặc 1 chắn Ngũ Vạn và cạ Ngũ Vạn hạ dưới chiếu
  21. Cá lội Sân Đình: Bài của mình dưới chiếu có Ngũ Vạn (đình), Ù Chì Bạch thủ Bát Vạn (hình con cá).
    • Giải thích: Giống Hoa rơi cửa Phật, nhưng thay “Chì Bạch thủ Nhị hoa đào” bằng “Chì Bạch thủ Bát cá”.
  22. Ngư ông bắt cá: Khi ù, bài trên tay có chắn Chi Chi (ngư ông), chắn Ngũ Sách (thuyền), Ù Chì Bạch thủ Bát Vạn (cá).
    • Chú ý: Chắn Chi Chi, chắn Ngũ Sách ăn dưới chiếu không được tính. Chú ý: Trường hợp nếu bạn có sẵn chắn Chi Chi, chắn Ngũ Sách trên tay nhưng lại tách ra ăn bòn tạo thành 2 chắn hoặc 1 chắn 1 cạ hạ dưới chiếu, thì khi đó không được tính là có chắn đó trên tay. Ví dụ: Tách chắn Ngũ Sách ra để ăn thành 2 chắn Ngũ Sách hoặc 1 chắn Ngũ Sách và cạ Ngũ Sách hạ dưới chiếu

TÍNH ĐIỂM, DỊCH

1. Điểm, Dịch

Mỗi cước được lao lý tương ứng với số Điểm và số Dịch. Khi ù ( xướng đúng ), dựa vào những cước xướng sẽ tính ra số điểm tổng, nhân tổng này với số tiền cho mỗi điểm sẽ ra số tiền mỗi người thua phải mất cho người ù .

  • Điểm và Dịch của các cước như sau

    • Xuông : 2 điểm
    • Thông, Thiên ù, Địa ù, Chì, Có Thiên khai, Có Chíu, Có Bòn: 3 điểm, 1 dịch
    • Tôm: 4 điểm, 1 dịch
    • Bạch thủ: 4 điểm, 1 dịch
    • Lèo: 5 điểm, 2 dịch
    • Bạch thủ Chi: 6 điểm, 3 dịch
    • Bạch định: 7 điểm, 4 dịch
    • Tám đỏ: 8 điểm, 5 dịch
    • Thập thành = Kính tứ Chi: Tính như 8 đỏ 2 lèo = 12 điểm, 9 dịch
    • Hoa rơi cửa phật = Cá lội Sân Đình = 10 xuông: 20 điểm, 17 dịch
    • Ngư ông bắt cá = Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật = 15 xuông: 30 điểm

    Nhớ : Lấy Điểm trừ đi 3 thì ra Dịch. Nhưng trừ cước Xuông, còn thì tối thiểu là dịch 1 .

  • Những( tổ hợp) cước sau được tính có gà: Ù bòn bạch thủ, Ù bòn, Ù bòn Bạch thủ Chi, Thập thành, Kính tứ Chi, Bạch định, Tám đỏ, Bạch thủ Chi, Hoa rơi cửa phật, Cá lội Sân Đình, Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật, Ngư ông bắt cá, Chì bạch thủ, Chì bạch thủ chi

2. Cách tính điểm

  • Tổng điểm = Điểm[ cước to nhất] + dịch[ của các cước còn lại] + gà( nếu có). Ví dụ: chì tám đỏ lèo có tôm có chíu = tám đỏ 8 + lèo 2 + tôm 1 + chíu 1 + chì 1 = 13 điểm.
  • Cước có gà: Nếu chơi gà thì điểm tổng được cộng thêm với số gà * số điểm cho mỗi gà( thường là 5 điểm)

GÀ LÀNG

Khi chơi, tùy theo quy định của từng chiếu, người chơi phải nộp 1 lượng tiền vào làm tài sản chung của cả làng. Phần tiền chung ấy – gọi là Gà Nuôi – chỉ được “ăn” khi có người ù cước Chì Bạch Thủ( hoặc Chì Bạch Thủ Chi, Hoa/ Nhà/ Cá/ Ngư)

1. Gà nuôi

Gà Nuôi là ăn phần tiền góp từ nhiều ván. Gà nuôi khác với cước có gà. Cước có gà là những cước đặc biệt, được tăng điểm khi ù, và chỉ là ăn tiền của ván đó. Còn Gà Nuôi Phải ù cước Chì Bạch Thủ, Chì Bạch Thủ Chi hoặc Hoa/ Nhà/ Cá/ Ngư mới được ăn gà nuôi. Khi ù Chì Bạch Thủ Chi, hoặc Hoa/ Nhà/ Cá/ Ngư thì cũng được ăn Gà Nuôi vì các cước đó cũng đã là Chì Bạch Thủ.

2. Các trường hợp góp Gà Nuôi:

  • Vào gà đầu ván chơi: Tùy theo quy định của từng chiếu chơi mà khi mỗi ván bắt đầu hoặc ván chơi mới của chiếu mỗi người vào gà x điểm.
  • Vào gà khi trong ván chơi có người chíu:

    • Nếu chíu quân bốc từ nọc: Cả làng, trừ người chíu, mỗi người vào gà 1 điểm.
    • Nếu chíu quân đánh/hoặc trả cửa: Chỉ người đánh/trả cửa phải vào gà 1 điểm.
    • Nếu quân Chíu là Chi Chi: thì điểm vào gà là 2 điểm
  • Vào gà khi trong ván xảy ra Nhái: nhái là trường hợp người chơi không ăn quân ở cửa trên, nhưng bốc lên được đúng quân đó ở cửa chì. Ví dụ1: 4 người A,B,C,D chơi. A đánh ra 1 quân Cửu Vạn. B không ăn, B bốc nọc ra 1 quân lại cũng là Cửu Vạn => B bị nhái. Ví dụ 2: A bốc ra Tam Vạn, Dưới cho B. B không ăn, bốc nọc lại cũng ra quân Tam Vạn => B bị nhái.

    • Nhái thường: Khi 1 người Nhái thì những người chơi còn lại phải vào gà 1 điểm
    • Nhái chồng: Là trường hợp nhái xảy ra liên tiếp nhau, thì số điểm góp gà tăng thành 2, 3 điểm tương ứng với cấp độ nhái. Ví dụ: Trong ví dụ 1 ở trên, B bị nhái Cửu Vạn. B không ăn & dưới cho C. Nếu C không ăn & lại bốc ra 1 quân Cửu Vạn nữa thì A, B và D, mỗi người lại vào gà 2 điểm(=> tổng 2 lần Nhái). Nếu đến lượt D lại bốc ra Cửu Vạn tiếp thì A,B,C, mỗi người lại phải vào gà 3 điểm
    • Nhái Chi Chi: Trong ván chơi nếu xảy ra nhái Chi Chi thì số điểm vào gà được nhân đôi tức là vào 2 điểm. Nhái tiếp thì vào 4,6 điểm

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHƠI CHẮN

1. Nếu đợi ù cây Chi Chi, chỉ được phép đợi ù bạch thủ. Trường hợp cố ý đợi ù Chi Chi khi có từ 6 chắn chờ lên hoặc vô tình (lên bài đã thừa chắn) mà bốc ở nọc lên cây Chi Chi, hoặc có ai đó đánh ra chíu ù Chi Chi thì người chơi không được phép ù ván đó nữa. Nếu ù sẽ bị tính đền vì bỏ ù Chi Chi.

2. Khi ù ba đầu thì không được hô bạch thủ.

Ví dụ: Nếu trên bài có 5 chắn, 3 cạ và 3 đầu:Tam sách, Tam Vạn, Tam Văn thì gọi là Ba đầu Tam; nếu dưới nọc lật ra 1 con Tam bất kỳ nào, thì sẽ được ù nhưng không được phép hô là ù bạch thủ.

3. Nếu người bên tay trái đánh 1 cây ra cửa trên, hoặc lật nọc vào cửa trên hay cửa chì mà bị người khác Chíu, cây Trả cửa được phép ăn, không được phép ù, dĩ nhiên là trừ trường hợp Chíu ù.

5. Nếu mình đánh ra hoặc trả cửa vào cửa mình mà bị người khác Chíu thì dĩ nhiên là cây trả của người đó không được ăn, chỉ được phép Chíu ù.

6. Nếu gặp trường hợp mình Trả cửa vào cửa trên, và cây này bị người khác Chíu, thì cây Trả cửa của người đó mình vẫn có thể ăn được.

7. Được phép đánh ra 1 cây y hệt cây trả cửa của người khác vào cửa mình. Ngoài ra thì không được phép đánh ra 1 cây giống y hệt 1 cây bất kỳ ở cửa trên, cửa mình, hay Chắn, Cạ của mình ở dưới chiếu.

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH CHƠI TRÒ CHƠI VUI VẺ

Source: thabet
Category: Game bài