Đại chiến Titan – Wikipedia tiếng Việt

Shingeki no Kyojin (進撃 (しんげき)の巨人 (きょじん) (Tiến kích Cự nhân), Shingeki no Kyojin? n.đ ”Người khổng lồ tiến công”) là một bộ manga Nhật Bản do Isayama Hajime sáng tác. Tại Việt Nam truyện được phát hành dưới tên Đại chiến Titan dựa theo tựa phiên bản tiếng Anh là Attack on Titan. Câu truyện đặt trong bối cảnh loài người phải sống đằng sau ba bức tường đồ sộ được dựng nên để bảo vệ nhân loại khỏi những người khổng lồ ăn thịt người được gọi là Titan (tên trong bản tiếng Anh, bản gốc tiếng Nhật gọi là Kyojin – “Cự nhân”, nghĩa đen là “người khổng lồ”). Truyện theo chân Eren Yeager, nhân vật chính của bộ truyện, anh thề sẽ tiêu diệt toàn bộ Titan trên thế giới sau khi chứng kiến chúng phá hủy bức tường, tàn phá quê hương và ăn thịt mẹ mình.

Đại chiến Titan được đăng tải dài kì trên tạp chí Bessatsu Shounen của Kodansha từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 4 năm 2021 và được xuất bản thành 34 tập tankōbon. Phiên bản anime chuyển thể được Wit Studio (mùa 1–3) và MAPPA (mùa 4) sản xuất. Mùa đầu tiên bao gồm 25 tập phát sóng từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2013, mùa thứ hai gồm 12 tập phát sóng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2017. Mùa thứ ba với 22 tập được phát sóng thành hai phần, 12 tập đầu phát sóng từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2018, 10 tập tiếp theo phát sóng từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2019. Mùa bốn, cũng là mùa cuối cùng, bắt đầu phát sóng 16 tập đầu vào tháng 12 năm 2020, những tập còn lại sẽ được phát sóng vào đầu năm 2022.

Đại chiến Titan rất thành công về mặt đánh giá cũng như thương mại. Tính đến tháng 12 năm 2019, bộ manga có hơn 100 triệu cuốn tankōbon được in trên toàn cầu, giúp bộ truyện trở thành một trong những manga bán chạy nhất mọi thời đại.[5][6] Truyện cũng giành được nhiều giải thưởng như Giải Manga Kodansha, Giải Attilio Micheluzzi và Giải Harvey.[7][8][9]

Đại chiến Titan xoay quanh một nền văn minh nằm trong ba bức tường đồ sộ quây tròn đồng tâm, nơi duy nhất mà nhân loại còn tồn tại. Hơn một trăm năm trước, loài người bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng sau sự xuất hiện của một loài sinh vật mang hình người được gọi là Titan, chúng sẽ ăn thịt bất cứ ai mà chúng thấy. Những người sống sót sau đó bắt đầu rút vào sau ba bức tường và sống yên bình suốt gần một thế kỷ. Để chiến đấu với Titan, quân đội sử dụng Bộ Cơ động Lập thể, một thiết bị đeo hông bắn ra neo móc, tạo lực đẩy bằng gas giúp họ có được tính lưu động ba chiều tuyệt vời.

Cốt truyện theo chân Eren Yeager, một chàng trai sống tại Q. Shiganshina, nằm ở bức tường ngoài cùng, Tường Maria. Năm 845, Tường Maria bị hai loại Titan mới là Titan Đại hình và Titan Thiết giáp phá thủng. Trong thảm họa đó, mẹ của Eren bị Titan ăn thịt còn Eren thì trốn thoát được. Từ đó anh hứa sẽ xóa khỏi mọi Titan trên quốc tế và ĐK gia nhập quân đội cũng với những người bạn từ thuở nhỏ của mình, Mikasa Ackerman và Armin Arlert .Trong đại chiến tiên phong của họ, Eren nhận ra được rằng bản thân có năng lực huyền bí giúp anh biến hóa thành một Titan có tri giác, điều này khiến Quân Trinh sát chú ý quan tâm và nảy ra dự tính sử dụng sức mạnh Titan của Eren để chiếm lại Tường Maria. Khi những đại chiến với Titan ngày càng trở nên quyết liệt, Eren và đồng đội của anh phải chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như dần hé mở những huyền bí về Titan, về nền văn minh của mình và những thứ nằm bên ngoài bức tường .Cuối cùng, Eren và đồng đội mày mò ra rằng họ không phải là những con người duy nhất còn sót lại. Họ là những người thuộc chủng tộc Eldia đã bị đày vào sau những bức tường vì những tội lỗi đã gây ra với chủng tộc khác, tộc người Marley trong quá khứ. Tất cả những thứ xung quanh mà họ từng tin là cả quốc tế thực ra chỉ là một hòn hòn đảo bị cô lập tương đối nhỏ tên là Paradis. Người Eldia, với sự chỉ huy của Eren và những sĩ quan khác, khởi đầu cuộc nổi dậy chống lại hạm quân toàn thế giới với mục tiêu hủy hoại Paradis của người Marley. Eren khởi đầu phát động Rung chấn, một sự kiện giải phóng hàng triệu Titan Đại hình nằm trong những bức tường trên hòn đảo Paradis để san phẳng quốc tế và tạo nên một nền tự do vĩnh cửu cho nhân dân Paradis .Với sự giúp sức của những người nắm giữ sức mạnh Titan đến từ Marley, Quân Trinh sát ngăn ngừa Rung chấn, nhưng thảm họa đã quét sạch 80 % dân số quả đât. Mikasa giết Eren, vĩnh viễn xóa sạch sức mạnh Titan trên toàn thế giới. Ba năm sau, đại chiến giữa những dân cư trên hòn đảo và những nước còn lại sẵn sàng chuẩn bị nổ ra, nhưng Armin tin rằng những cuộc đàm phán tự do của Nữ hoàng Historia sẽ thành công xuất sắc. Nhiều thế hệ sau, Paradis bị những vương quốc khác rải bom và hủy hoại. Một cậu bé phát hiện và tiếp cận một cây đại thụ, giống với cái cây là nguồn gốc của sức mạnh Titan đã cứu nô lệ Ymir hàng ngàn năm trước .

Quá trình sáng tác[sửa|sửa mã nguồn]

Năm 2006, Isayama Hajime vẽ bản one-shot 65 trang cho Đại chiến Titan.[10] Ban đầu, anh gửi tác phẩm cho tạp chí Weekly Shōnen Jump của Shueisha, và nhận được lời khuyên sửa đổi phong cách vẽ và tình tiết để phù hợp với Jump hơn. Anh từ chối và quyết định gửi đến Weekly Shōnen Magazine của Kodansha.[11] Trước khi Đại chiến Titan bắt đầu được xuất bản thành bộ vào năm 2009, Isayama đã có ý tưởng về các khúc ngoặt trong truyện, và được hoàn thiện hơn khi bộ truyện tiếp diễn. Bối cảnh của truyện được tác giả lấy cảm hứng từ quê hương của mình, Hita, Ōita, có núi bao quanh.[12]

Trong lúc làm việc ở tiệm cà phê internet, Isayama đã bị một khách hàng túm lấy cổ áo. Chính sự cố này đã giúp anh biết được “nỗi sợ khi đụng độ phải một người mà mình không thể giao tiếp”, và được Isayama biểu đạt qua Titan.[13] Ngoại hình của các Titan được tác giả thiết kế phỏng theo hình tượng một số võ sĩ, như Okami Yushin cho Titan của Eren Yeager[14] và Brock Lesnar cho Titan Thiết giáp.[15] George Wada, nhà sản xuất của bộ anime nói rằng khái niệm “Bức tường của sự sợ hãi” chịu ảnh hưởng từ bản chất cô lập và khép kín của văn hóa Nhật Bản.[16] Ông cũng cho biết nội tâm của mỗi người là một trong các chủ đề của bộ truyện.[16] Isayama sau đó cũng xác nhận rằng Đại chiến Titan một phần được lấy cảm hứng từ Muv-Luv Alternative, là visual novel thứ hai của loạt visual novel Muv-Luv.[17]

Trong một tháng, Isayama ước tính sẽ mất một tuần để lên kịch bản phân cảnh và ba tuần để vẽ xong một chương. Cốt truyện đã được lên kế hoạch sẵn, thậm chí đến cả việc trong tập nào thì “sự thật” nào sẽ được tiết lộ.[14] Tháng 9 năm 2013, Isayama nói rằng anh muốn kết thúc bộ truyện trong 20 tập.[18] Isayama vốn dĩ muốn viết một cái kết bi thảm cho bộ truyện giống như bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Stephen King The Mist, là tất cả các nhân vật đều chết, nhưng những phản ứng tích cực với manga và anime đã khiến anh cân nhắc sửa lại phần kết do sự ảnh hưởng của nó lên người hâm mộ.[19][20]

Tháng 11 năm 2018, chương trình tài liệu Jōnetsu Tairiku phát sóng một tập nói về nỗ lực hoàn thành bộ manga của Isayama. Anh xác nhận rằng Đại chiến Titan đã tiến vào arc cuối cùng.[21] Tháng 12 năm 2019, Isayama cho biết rằng anh đang nhắm đến việc kết thúc truyện vào năm 2020.[22] Tháng 6 năm 2020, Isayama trả lời trong một cuộc phỏng vấn với TBS truyện chỉ còn 5%, và anh muốn kết thúc vào năm sau, khép lại mạch truyện chính và đưa đến cái kết cuối cùng.[23] Đến tháng 11 cùng năm thì bộ manga chỉ còn lại 1% đến 2%, và Isayama cũng tuyên bố anh sẽ kết thúc câu truyện trong năm đó.[24][25] Vào tháng 1 năm 2021, có thông báo chính thức rằng bộ truyện sẽ kết thúc sau hành trình 11 năm, và chương cuối cùng đã được phát hành vào ngày 9 tháng 4 năm 2021 .[26][27]

Phương tiện tiếp thị quảng cáo[sửa|sửa mã nguồn]

Đại chiến Titan do Isayama Hajime sáng tác và vẽ minh họa. Bộ manga ra mắt trong số đầu tiên của tạp chí phát hành hàng tháng Bessatsu Shōnen của Kodansha, xuất bản vào ngày 9 tháng 9 năm 2009.[28] Manga phát hành chương truyện thứ 139, cũng là chương truyện cuối cùng, và kết thúc hành trình xuất bản kéo dài 11 năm vào ngày 9 tháng 4 năm 2021.[26] Ngày 8 tháng 11 năm 2020, có thông báo rằng bộ truyện sẽ được in màu hoàn toàn.[29] Kodansha biên soạn các chương và đóng thành các tập tankōbon. Tập đầu tiên được phát hành vào ngày 17 tháng 3 năm 2010.[30] Tập 34, cũng là tập cuối của Đại chiến Titan được phát hành vào ngày 9 tháng 6 năm 2021.[26]

Tại Việt Nam, phiên bản tiếng Việt của bộ truyện được xuất bản bởi TVM Comics.[31] Tập đầu tiên được phát hành vào ngày 26 tháng 12 năm 2014.[31] Tuy nhiên TVM Comics chỉ xuất bản đến tập 18, sau đó ngừng lại kể từ tháng 11 năm 2016. Và theo thông tin hiện tại mới nhất, NXB Trẻ đã xác nhận mua lại bản quyền bộ truyện này, dự kiến phát hành năm 2022.[cần dẫn nguồn]

Một bộ truyện chibi dựa trên bộ manga chính, có tên Shingeki! Kyojin Chūgakkō (進撃!巨人中学校), do Nakagawa Saki sáng tác và minh họa, bắt đầu được đăng trên số tháng 5 năm 2012 của Bessatsu Shōnen Magazine. Trong truyện, các nhân vật chính phải chiến đấu với Titan khi còn học trung học.[32] Một bộ manga khác dựa trên bộ light novel tiền truyện Shingeki no Kyojin: Before the Fall (進撃の巨人 Before the fall) cũng được đăng trên Monthly Shōnen Sirius của Kodansha từ tháng 8 năm 2013, do Shiki Satoshi minh họa.[33] Một spin-off khác dựa trên visual novel No Regrets có tên là Shingeki no Kyojin: Kuinaki Sentaku (進撃の巨人 悔いなき選択), do Gun Snark sáng tác và Suruga Hikaru minh họa đã đăng dài kỳ ở trên tạp chí shōjo manga Aria. Câu chuyện nói về tiểu sử của Đội trưởng Levi, một trong những nhân vật nổi bật nhất trong Đại chiến Titan.[34] Một spin-off yonkoma, có tên Sungeki no Kyojin (寸劇の巨人, “Titan Tiểu phẩm”) do Hounori vẽ, phát hành trên ứng dụng Manga Box của Kodansha từ tháng 12 năm 2013 đến ngày 30 tháng 12 năm 2014, bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh.[35][36] Một bản manga chuyển thể từ tiểu thuyết Shingeki no Kyojin: Lost Girls (進撃の巨人 LOST GIRLS) của Seko Hiroshi, do Fuji Ryōsuke sáng tác và minh họa, bắt đầu được đăng trên trên tạp chí Bessatsu Shōnen vào ngày 9 tháng 8 năm 2015.[37]

Một bộ light novel có tên Shingeki no Kyojin: Before the Fall (進撃の巨人 Before the fall) do Suzukaze Ryō sáng tác và Thores Shibamoto minh họa bắt đầu được xuất bản vào ngày 1 tháng 4 năm 2011. Câu chuyện diễn ra trước các sự kiện của bộ truyện chính và được Kodansha ấn hành trong ba quyển. Quyển một xoay quanh Angel, người thợ rèn đã chế tạo nguyên mẫu đầu tiên của Bộ cơ động Lập thể, hai quyển sau kể về một thanh niên được tìm thấy trong bụng một Titan khi còn là một đứa trẻ. Một bộ light novel thứ hai có tên Shingeki no Kyojin Kakuzetsu Toshi no Joō (進撃の巨人 隔絶都市の女王), do Kawakami Ryō sáng tác và Murata Range minh họa, xuất bản từ ngày 1 tháng 8 năm 2014 đến ngày 1 tháng 5 năm 2015. Một cuốn tiểu thuyết có tên Shingeki no Kyojin: Lost Girls (進撃の巨人 LOST GIRLS)[38] của tác giả Seko Hiroshi được xuất bản vào ngày 9 tháng 12 năm 2014,[39] bao gồm ba truyện ngắn về Mikasa Ackerman và Annie Leonhart, “Lost in the cruel world”, “Wall Sina, Goodbye” và “Lost Girls”.[40] Garrison Girl: An Attack on Titan Novel, là cuốn tiểu thuyết do nhà văn người Mỹ Rachel Aaron sáng tác và được Quirk Books xuất bản vào ngày 7 tháng 8 năm 2018.[41] Truyện xoay quanh Rosalie Dumarque, một cô gái đã chống lại gia đình để gia nhập Quân Đồn Trú.

Một bộ anime được chuyển thể từ manga hiện tại đang phát sóng ở Nhật Bản. Do Wit Studio sản xuất và Araki Tetsurō đạo diễn, mùa thứ nhất lên sóng từ ngày 7 tháng 4 năm 2013 đến ngày 29 tháng 9 năm 2013 trên Mainichi Broadcasting System ( MBS ). [ 42 ] Mùa thứ hai phát sóng từ ngày 1 tháng 4 năm 2017 đến ngày 17 tháng 6 năm 2017 và mùa thứ ba từ ngày 23 tháng 7 năm 2018 đến ngày 1 tháng 7 năm 2019 ở trên MBS và NHK General TV, cả hai mùa đều do Masashi Koizuka đạo diễn. [ 43 ] [ 44 ] Sau khi tập cuối của mùa thứ ba phát sóng vào ngày 1 tháng 7 năm 2019, đã có thông tin rằng mùa ở đầu cuối của bộ phim dự tính ​ ​ khởi chiếu vào mùa thu năm 2020 ở trên NHK General. [ 45 ] Ngày 22 tháng 9 năm 2020, Crunchyroll thông tin rằng mùa thứ tư sẽ phát trực tuyến ” vào cuối năm nay “. [ 46 ] Ngày 23 tháng 9 năm 2020, NHK hẹn ngày mở màn phát sóng mùa cuối là ngày 7 tháng 12 năm 2020. [ 47 ] Mùa ở đầu cuối có sự đổi khác studio sản xuất thành MAPPA. [ 48 ] [ 49 ] Nhà sản xuất Toshihiro Maeda nói rằng WIT Studio đã “ khước từ ” làm mùa ở đầu cuối do những khó khăn vất vả trong việc “ xếp lịch trình ”. [ 50 ] Các nhân viên cấp dưới chính cho mùa cuối gồm có đạo diễn Yuichiro Hayashi, nhà phong cách thiết kế nhân vật Tomohiro Kishi, giám đốc hoạt họa Daisuke Niinuma, giám đốc thẩm mỹ và nghệ thuật Kazuo Ogura, giám đốc đồ họa máy tính ba chiều Takahiro Uezono, biên kịch Hiroshi Seko, và những nhà soạn nhạc Hiroyuki Sawano và Kohta Yamamoto. [ 51 ] Cựu giám đốc đồ họa máy tính ba chiều Shuuhei Yabuta là nhân viên cấp dưới duy nhất của ​ ​ WIT Studio trở lại. [ 50 ] Bộ phim dự kiến sẽ có 16 tập nếu như không có những biến hóa khác .

Các manga hoặc tiểu thuyết light novel khác về Đại chiến Titan cũng được chuyển thể thành anime. Hai tập OVA dựa trên Shingeki no Kyojin: Kuinaki Sentaku được phát hành cùng tập 15 và 16 của bộ truyện lần lượt vào ngày 9 tháng 12 năm 2014 và ngày 9 tháng 4 năm 2015.[52] Một bộ anime truyền hình phỏng theo Shingeki! Kyojin Chūgakkō bắt đầu phát sóng vào tháng 10 năm 2015, do Yoshihide Ibata đạo diễn ở Production I.G.[53] Ba tập OVA của Shingeki no Kyojin: Lost Girls được phát hành vào năm 2017 và 2018 cùng các bản số lượng có hạn của tập 24, 25, và 26.[54]

Ở Nước Ta, phim được mua bản quyền và phát sóng trực truyến trên ứng dụng Danet .

Trò chơi điện tử[sửa|sửa mã nguồn]

Đã có bốn phiên bản trò chơi điện tử chuyển thể từ Đại chiến Titan được phát triển bởi các nhân viên của Nitroplus, hợp tác cùng Production I.G.[55] Nitroplus đã làm rõ rằng công ty không liên quan đến những trò chơi phát hành trên đĩa blu-ray, nhưng từng cá nhân nhân viên thì có liên quan. Những tựa game này thuộc thể loại visual novel và nằm trong những chiếc đĩa blu-ray anime tập ba và tập sáu đầu tiên được phát hành, xoay quanh những câu chuyện ngoài lề của các nhân vật Đại chiến Titan. Isiyama cũng tham gia giám sát quá trình phát triển game.[56] Tập blu-ray thứ ba được phát hành vào ngày 18 tháng 9 cùng với visual novel Lost in the Cruel World của Seko kể về Mikasa, và có bản xem trước Kuinaki Sentaku (悔いなき選択, n.đ. “Lựa chọn không hối hận) của Gun Snark.[57] Tập blu-ray thứ sáu được phát hành vào ngày 18 tháng 12 với phiên bản đầy đủ của Kuinaki Sentaku kể về quá khứ của Levi và Erwin, visual novel của Haganeya Jin Shingeki no Kyojin: Nubatama no Yoru no Mori ni, Akāka to Moyuru (進撃の巨人 ぬばたまの夜の森に、あかあかと燃ゆる) kể về Eren và Levi, và visual novel Wall Sina, Goodbye của Seko nói về Annie.[57]

Một game hành động mang tên Shingeki no Kyojin ~Hangeki no Tsubasa~ (進撃の巨人 ~反撃の翼~, n.đ. “Cánh phản công”) được phát triển bởi Spike Chunsoft cho hệ máy Nintendo 3DS và phát hành tại Nhật Bản vào ngày 5 tháng 12 năm 2013, Bắc Mỹ vào ngày 12 tháng 5 năm 2015, và Châu Âu vào ngày 2 tháng 7 năm 2015.[58][59][60]

Một trò chơi mạng xã hội trên điện thoại mang tên Shingeki no Kyojin ~Jiyū e no Hōkō~ (進撃の巨人 自由への咆哮) đang được phát triển bởi Mobage cho nền tảng iOS và Android. Trong trò chơi, người chơi sẽ nhập vai vào một nhân vật bị đày đến Tường Rose. Người chơi sẽ phải xây dựng, củng cố một thị trấn ngoài bức tường và mở rộng lãnh thổ bằng cách sản xuất các vật phẩm cũng như sử dụng Titan và khai thác tài nguyên từ những người khác.[61]

Một số trang phục của Đại chiến Titan đã được thêm vào trong Dead or Alive 5 Last Round vào tháng 7 năm 2016, cùng với một khu vực được lấy cảm hứng từ Tường Rose khi bị Titan Đại hình tấn công.[62]

Lối chơi và hàng hóa của Đại chiến Titan đã xuất hiện trong một sự kiện kết hợp với tựa game MMORPG MapleStory của Nexon (phiên bản tiếng Nhật và GMS).[63]

Một tựa game cùng tên dành cho hệ máy PlayStation 4, PlayStation 3, và PlayStation Vita, phát hành bởi Koei Tecmo và tăng trưởng bởi Omega Force, đã được trình làng tại Gamescom năm ngoái. [ 64 ] [ 65 ] Trò chơi được phát hành vào ngày 18 tháng 2 năm năm nay tại Nhật Bản, [ 66 ] [ 67 ] sau đó được phát hành trên toàn thế giới cùng với phiên bản PC và Xbox One. [ 68 ]

Capcom từng thông báo rằng họ đang phát triển một trò chơi arcade mang tên Shingeki no Kyojin: Team Battle,[69] nhưng dự án bị hủy bỏ vào năm 2018.

Shingeki no Kyojin Shichi kara no Dasshutsu (進撃の巨人 死地からの脱出) được thông báo trên tạp chí Famitsu rằng đang trong úa trình phát triển vào tháng 10 năm 2016. Trò chơi ban đầu dự kiến phát hành vào ngày 30 tháng 3 năm 2017 nhưng sau đó bị trì hoãn đến ngày 11 tháng 5 năm 2017.[70]

Shingeki no Kyojin 2 ~ Mirai no Zahyō (進撃の巨人2~未来の座標) được phát hành vào ngày 30 tháng 11 năm 2017 tại Nhật Bản.[71][72]
Phần tiếp theo tựa game cùng tên được phát hành bởi Koei Tecmo, Shingeki no Kyojin 2 được giới thiệu vào tháng 8 năm 2017 và phát hành vào tháng 3 năm 2018.[73] Phần mở rộng của Shingeki no Kyojin 2, Shingeki no Kyojin 2: Final Battle được phát hành tại Nhật Bản vào ngày 4 tháng 7 năm 2019, tại Bắc Mỹ và Châu Âu vào ngày 5 tháng 7, dành cho hệ máy PlayStation 4, Nintendo Switch, Xbox One (hỗ trợ Xbox One X), và trên PC thông qua Steam.[74]

Một tựa game Đại chiến Titan trên điện thoại di động cho hệ điều hành iOS và Android được thông báo sẽ phát hành trong năm 2016 nhưng sau đó bị trì hoãn. Tháng 5 năm 2018, trò chơi được đổi tên thành Attack on Titan: Assault và phát hành vào ngày 16 tháng 8 năm 2019, phát triển bởi GameSamba.[75]

Shingeki no Kyojin TACTICS (進撃の巨人 TACTICS) được giới thiệu vào ngày 18 tháng 4 năm 2019, và được phát hành vào ngày 19 tháng 9 năm 2019 cho hệ điều hành Android và iOS. Trò chơi được phát triển bởi DeNA.

Những nhân vật Đại chiến Titan từng xuất hiện trong trò chơi điện tử Symphogear XD Unlimited trong năm 2020.[76]

Phim người đóng[sửa|sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 2011 có thông báo rằng một bộ phim người đóng đang trong quá trình sản xuất.[77] Vào tháng 12 năm 2012, có thông tin là Nakashima Tetsuya đã rời vị trí đạo diễn; theo nhà phân phối phim Toho Nakashima, lý do là đã có cách biệt lớn về sáng tạo trong cách viết kịch bản và các vấn đề khác.[78][79][80] Tháng 12 năm 2013, Shinji Higuchi xác nhận là đảm nhiệm đạo diễn và cũng sẽ phụ trách hiệu ứng đặc biệt. Nhà văn Yūsuke Watanabe với nhà phê bình Tomohiro Machiyama sẽ viết kịch bản cho bộ phim cùng tác giả Isayama.[81][82] Tháng 7 năm 2014 có thông tin rằng hai bộ phim sẽ phát hành vào hè năm 2015. Một số nhân vật chính sẽ vắng mặt, đáng chú ý nhất là hai nhân vật Levi Ackerman và Erwin Smith. Đoạn giới thiệu teaser thứ nhất cho bộ phim phát hành vào tháng 3 năm 2015.[83] Tháng sau, Toho phát hành đoạn giới thiệu thứ hai và công bố phần thứ hai tên Đại chiến Titan: Tận thế.[84] Tháng 6 năm 2015, đoạn giới thiệu thứ ba cho bộ phim phát hành, cho thấy Bộ cơ động Lập thể và xác nhận là bộ phim sẽ phát hành ở các rạp IMAX ở Nhật.[85]

Một bộ mini người thật có tên Đại chiến Titan: Khói Phản công (進撃の巨人 反撃の狼煙, Shingeki no Kyojin: Hangeki no Noroshi) bắt đầu phát trực tuyến ở trên dịch vụ video trực tuyến dTV của NTT DoCoMo vào ngày 15 tháng 8 năm 2015, có cùng các diễn viên của bộ phim. Bộ ba tập xoay quanh Zoë Hange và nghiên cứu của cô ấy về các Titan, với cách Bộ cơ động Lập thể được chế tạo.[86]

Ngày 17 tháng 1 năm 2017, tờ Deadline Hollywood đưa tin rằng Warner Bros. đang đàm phán để lấy quyền làm phim cho loạt phim Titan Tiến công. Nhà chế tác Harry PotterSinh vật huyền bí và nơi tìm ra chúng David Heyman sẽ tham gia làm lại bộ phim chuyển thể người đóng của Nhật vào năm 2015 thành một dự án gồm hai bộ.[87] Tuy nhiên ngày hôm sau, đại diện của Kodansha cho biết rằng không có cuộc đàm phán nào với Warner Bros.[88] Nhưng vào ngày 29 tháng 10 năm 2018, có thông tin rằng Warner Bros. cùng Kodansha đã đồng ý làm một bộ phim chuyển thể người đóng, có sự tham gia của đạo diễn It Andy Muschietti phụ trách việc đạo diễn bộ phim.[89]

Một vở kịch sân khấu có tên Live Impact được công bố dựa trên tập 21 của bộ truyện,[90] tuy dự định diễn từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 3 tháng 9 năm 2017,[91] nhưng đã bị hủy sau khi một nhân viên gặp tai nạn.[92][93]

Tháng 4 năm 2014, Oricon thông báo rằng bộ truyện đã bán được 30 triệu quyển.[94] Cho đến tháng 11 năm 2014, truyện có 45 triệu bản in;[95] đến tháng 12 năm 2019, con số đã tăng đến 100 triệu.[96] Tập 12 của bộ truyện in lần thứ nhất được 2,2 triệu bản, khiến Đại chiến Titan trở thành một trong ba bộ manga duy nhất có số lượng in lần đầu vượt qua con số 2 triệu, hai bộ truyện còn lại là One PieceThanh gươm diệt quỷ.[1][97] Tập 13 có số bản in đầu tiên cao nhất cho đến nay, là 2.750.000 bản, cũng là kỷ lục cho lần in đầu tiên của nhà xuất bản Kodansha.[98] Đại chiến Titan là bộ manga bán chạy thứ hai trong năm 2013, bán được 15,933,801 bản trong một năm.[99] Nửa đầu năm 2014, khi bộ truyện đứng đầu bảng xếp hạng, cướp lấy ngôi bán chạy nhất trong 5 năm của One Piece, Isayama ngạc nhiên và đã cảm ơn người đọc.[100] Cho đến cuối năm, truyện là bộ manga bán chạy thứ hai, bán được 11.728.368 bản.[101] Năm 2015, bộ truyện bán được 8.778.048 bản, đứng hạng thứ ba trong năm,[102] và 6.544.081 bản vào năm 2016, đứng hạng thứ tư.[103] Năm 2017, Đại chiến Titan là bộ truyện bán chạy thứ hai, có doanh số 6.622.781 bản, chỉ đứng sau One Piece.[104] Nhà xuất bản Kodansha chia sẻ rằng Đại chiến Titan có công tăng doanh thu của công ty lần đầu tiên trong mười tám năm.[105] Bộ anime cũng đã giúp thúc đẩy doanh thu của bộ truyện, trong khi báo Mainichi Shimbun gọi truyện là “thành công của thập kỷ.”[106]

Với Đại chiến Titan, nhiều người đã phân tích câu chuyện là biểu đạt cho “sự tuyệt vọng của thanh niên trong xã hội ngày nay.”[2] Nhà văn Mao Yamawaki miêu tả bộ manga là “câu chuyện trưởng thành có các cô cậu bé làm cốt lõi,” mỗi chương chứa đựng một bí ẩn mới. Theo nhà phê bình Tomofusa Kure, chính các điều bí ẩn này đã tăng sự kỳ vọng của người đọc. Ban đầu, kĩ thuật vẽ của truyện bị vài nhà phê bình chê là vụng về, đến cả Isayama cũng thừa nhận tranh của mình là “nghiệp dư,” nhưng sau nhiều năm xuất bản, kĩ thuật đã được những nhà phê bình đó khen là có cải thiện. Kure tin rằng nếu các tranh minh họa đã được “tinh chỉnh” thì sẽ không bày tỏ được “tính quái dị” là đặc điểm chính của tác phẩm.[2] Trong bài bình luận ngắn, Jason Thompson viết rằng tuy các nhân vật được “nạp năng lực” một cách quá tiện lợi, nhưng các khúc mắc phát sinh ra cùng thế giới sau tận thế của bộ manga là “quá tốt để bỏ lỡ.”[107]

Đại chiến Titan giành được Giải manga Kodansha ở hạng mục thiếu niên vào năm 2011[108][109] và được đề cử cho Giải manga Taishō thứ tư với Giải Văn hóa Tezuka Osamu hàng năm thứ 16 và 18.[110][111][112] Ấn bản năm 2011 của Kono Manga ga Sugoi! đánh giá Đại chiến Titan là bộ manga hay nhất dành cho độc giả nam dựa trên ý kiến của các chuyên gia trong ngành xuất bản và manga.[113] Trong ấn bản năm 2012, truyện đứng hạng thứ tám,[114] trong ấn bản năm 2014 thì truyện vào hạng thứ sáu.[115] Năm 2015, Đại chiến Titan là truyện đoạt Giải Sugoi Japan của báo Yomiuri Shimbun.[116]

Lệnh cấm Trung Quốc[sửa|sửa mã nguồn]

Năm 2015, Bộ Văn hóa Trung Quốc liệt Đại chiến Titan vào danh sách 38 phim anime/manga bị cấm ở Trung Quốc.[117]

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Source: thabet
Category: Game