Ngũ hổ tướng (五虎將) là chức danh hư cấu để gọi 5 vị tướng của Thục Hán là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.
Trong sử sách không có bất kể ghi chép nào về việc Lưu Bị phong ” ngũ hổ tướng “. Theo chính sử, Quan Vũ, Mã Siêu, Trương Phi, Hoàng Trung được Lưu Bị phong chức ngang hàng nhau ( lần lượt là Tiền, Tả, Hữu, Hậu tướng quân ), còn Triệu Vân chỉ là Dực tướng quân, chức nhỏ hơn 4 người kia. [ 1 ]
Xuất phát từ cuốn sử Tam quốc chí của Trần Thọ dựa theo những cống hiến của các tướng lĩnh với nhà Thục Hán đã đặt 5 vị tướng ngang hàng và xếp vào cùng một quyển gọi là “Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện”, tác giả La Quán Trung đã thêu dệt nên chức “Ngũ Hổ Tướng”.
Theo tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, tên gọi này do Lưu Bị ban cho do những đóng góp của họ cho nhà Thục Hán. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết, cách đánh giá này có một số nhân vật không đồng tình, như Quan Vũ lại không thích Hoàng Trung ở ngang hàng với mình vì theo ông Trương Phi là em ông, Triệu Vân theo Lưu Bị đã lâu cũng như em, Mã Siêu là “dòng dõi thế gia” còn Hoàng Trung chỉ là một “tướng già”… Trên thực tế, Mã Siêu là người lai rợ Khương, cha Mã Đằng là tiều phu, ông bị đi đày, không phải dòng dõi thế gia. Hoàng Trung cũng không phải “già” vì không có ghi chép gì về năm sinh của ông.
Sau này 1 số ít người lại muốn đưa Ngụy Diên vào để thành lục hổ tướng .
Chiến công của Ngũ hổ tướng[sửa|sửa mã nguồn]
Dưới đây là chiến công của ngũ hổ tướng được phản ánh trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa :
- Dẹp giặc Khăn Vàng.
- Chặn quân Tào Tháo ở trận Trường Bản.
- Đánh Tây Xuyên, thu phục Nghiêm Nhan.
- Giao tranh với Trương Cáp ở Ba Tây.
- Đánh nhau với Mã Siêu. (cả trận chiến lẫn cuộc đấu tay đôi với Mã Siêu đều không có thật)
- Đánh chiếm quận Võ Lăng ở Kinh châu.
- Phá trận Bát Môn kim Tỏa của Tào Nhân (có công của Từ Thứ giúp kế phá ải)
- Cứu con trai Lưu Bị trong trận Trường Bản, chém hơn 50 tướng của Tào Tháo, cướp được thanh kiếm Thanh Công của Tào Tháo. (đa phần không có thật, Triệu Vân được giao bảo vệ gia đình Lưu Bị, không giao tranh với quân Tào. Cả hai phu nhân và con trai của Lưu Bị đều an toàn, nhưng hai con gái bị bắt)
- Đánh Tây Xuyên, Hán Trung.
- Đánh tộc người Man do Mạnh Hoạch chỉ huy. (Không có thật, những chuyện quân giáp mây, hỏa xa, Mộc Lộc Đại Vương… đều là hư cấu)
- Tham gia Bắc phạt do Gia Cát Lượng chỉ huy. (Chỉ tham gia lần đầu, dẫn đầu nghi binh, bại trận.)
- (công hạ Thành Đô).
- Truy kích Tào Tháo ở Hán Trung (không có thật).
- Phòng ngự Hán Trung, bảo vệ cửa ải Dương Bình (Thực tế Mã Siêu cùng Trương Phi theo Lưu Bị đánh ải Dương Bình, thua to và rút khỏi chiến dịch Hán Trung)
- Đánh Tây Xuyên
- Chiếm núi Thiên Đãng là nơi cất giữ lương thảo của quân Tào.
- Núi Định Quân, chém chết Hạ Hầu Uyên. (Uyên bị lính Thục giết, không phải đính thân Hoàng Trung chém)
Hình ảnh ngũ hổ tướng[sửa|sửa mã nguồn]
- Quan Vũ ( phải )
- Trương Phi
-
Triệu Vân
- Mã Siêu
- Hoàng Trung
Trong sử sách[sửa|sửa mã nguồn]
Sử sách không xác nhận khái niệm “ngũ hổ tướng” dưới quyền Lưu Bị thời Tam Quốc. Các sử gia khẳng định Triệu Vân không được đứng ngang hàng với 4 vị tướng kia[2]: Khi Lưu Bị xưng Hán Trung vương đã phong 4 chức vụ quân sự cao nhất cho 4 người: Quan Vũ là Tiền tướng quân, Trương Phi là Hữu tướng quân, Mã Siêu là Tả tướng quân và Hoàng Trung là Hậu tướng quân, còn Triệu Vân chỉ là Dực quân tướng quân. Dưới quyền Lưu Bị đương thời không có ngũ hổ tướng, khái niệm này do nhà văn La Quán Trung theo dân gian truyền lại mà đặt ra[2][3]. Thực tế, cách sắp xếp này xuất phát từ cuốn sử Tam quốc chí của Trần Thọ: Dựa theo những cống hiến của các tướng lĩnh với nhà Thục Hán, Trần Thọ đặt 5 vị tướng trên ngang hàng và xếp vào cùng một quyển gọi là “Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện”.[4]
- Lê Đông Phương (2007), Kể chuyện Tam Quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng
- Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân (2006), Tướng soái cổ đại Trung Hoa, tập 1, Nhà xuất bản Thanh niên.
- Dịch Trung Thiên (2010), Phẩm Tam Quốc, tập 2, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
- ^
Dịch Trung Thiên, Phẩm Tam Quốc, Tập 2, trang 117: Lúc xưng vương, Lưu Bị chỉ phong bốn viên đại tướng: Tiền tướng quân Quan Vũ, Hữu tướng quân Trương Phi, Tả tướng quân Mã Siêu và Hậu tướng quân Hoàng Trung, không có Triệu Vân cũng không có cái gọi là “Ngũ hổ thượng tướng”. Thực tế thì cả đời Triệu Vân chưa có được “danh hiệu tướng quân”, lúc Lưu Bị còn sống, chỉ là Dực quân tướng quân, Trấn đông tướng quân, sau này vì “thất lợi ở Kỳ Cốc” nên bị giáng xuống làm Trấn quân tướng quân. Vì vậy, địa vị của Triệu Vân luôn không bằng Quan, Trương, Mã, Hoàng.
- ^ a b Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 253
- ^
Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tr 195, 241
- ^ Xem Tam quốc chí # Thục chí