Gundam – Wikipedia tiếng Việt

Gundam (ガンダム, Gandamu?) là dòng sản phẩm truyền thông khoa học viễn tưởng được sản xuất bởi Sunrise, dòng sản phẩm này xoay quanh những người máy khổng lồ (mecha) với tên gọi “Gundam”. Dòng sản phẩm này được khởi đầu vào ngày 7 tháng 4 năm 1979 với bộ phim Mobile Suit Gundam, bộ phim cùng với các sản phẩm phụ đã tạo ra một dòng sản phẩm bao gồm phim truyền hình, OVAs, phim điện ảnh, truyện tranh, tiểu thuyết và trò chơi điện tử. Cùng với đó là cả một ngành công nghiệp Mô hình người máy, được biết đến với cái tên Gunpla. Gunpla chiếm 90% thị trường mô hình nhân vật[1].

Gundam đã thu về hơn 5 tỷ USD bán lẻ vào năm 2000[2]. Năm 2014, doanh thu hằng năm của dòng Gundam đạt 80 tỷ Yên, trong đó 18.4 tỷ là từ doanh thu bán lẻ mặt hàng đồ chơi và sản phẩm sưu tầm. Tháng 6 năm 2018[3], Gundam đứng thứ 15 trong số các dòng sản phẩm truyền thông có doanh thu cao nhất mọi thời đại, ước tính đã thu về hơn 15 tỷ USD (tương đương 350.575 tỷ đồng)[4].

Khái niệm bắt đầu[sửa|sửa mã nguồn]

Mobile Suit Gundam được phát triển bởi Yoshiyuki Tomino và một nhóm các nhà sáng tạo của Sunrise với tên gọi Hajime Yatate. Bộ phim ban đầu được đặt tên là Freedom Fighter Gunboy (hay Gunboy), hướng chủ yếu vào đối tượng là các bé trai. Giai đoạn phát triển ban đầu có nhiều chi tiết liên quan tới cụm từ Tự Do: The White Base – Căn Cứ Trắng ban đầu được đặt tên là Freedom’s Fortress – Pháo Đài Tự Do, chiến đầu cơ Core Fighter thì được gọi là Freedom Wing – Đôi Cánh Tự Do và vận chuyển cơ Gunperry được gọi là Freedom Cruiser – Tuần Dương Tự Do.[cần dẫn nguồn]

Nhóm Yatate đã kết hợp từ Gun với âm dom cuối của từ freedom để tạo thành chữ Gundom, sau đó Tomino đã thay đổi lại thành Gundam, nhằm ý nghĩa là một đơn vị chiến đấu bằng súng có sức mạnh đủ để ngăn chặn kẻ địch như một chiếc đập nước. Từ khái niệm này, Gundam thường là những đơn vị nguyên mẫu hoặc sản xuất giới hạn, có sức mạnh vượt trội hơn so với các đơn vị sản xuất hàng loạt.[cần dẫn nguồn]

Đa số Gundam là những người máy khổng lồ, đi bằng hai chân được tinh chỉnh và điều khiển bởi con người từ trong buồng lái, buồng lái được dặt ở thân, còn phần đầu có công dụng như thiết bị quan sát .

Mobile Suit Gundam là bộ phim đi tiên phong trong thể loại Người Máy Thực Thụ, một nhánh con của thể loại Mecha, khác với người anh em Super Robot, Mobile Suit Gundam đã áp dụng tính chân thực vào trong thiết kế người máy: sử dụng năng lượng, đạn dược hữu hạn, khả năng xảy ra lỗi vận hành. Công nghệ mà Gundam sử dụng được dựa trên các công nghệ đời thực (Điểm Lagrange, Vòng xoay O’Neill trong không gian), hoặc các công nghệ khả thi có chút yếu tố hư cấu (Vật lý Minovsky)

Dòng thời hạn[sửa|sửa mã nguồn]

Đa số các bộ phim dòng Gundam lấy bối cảnh thời gian vào thời đại được biết đến với tên gọi Kỉ Nguyên Vũ Trụ (Universal Century – UC), các bộ phim Gundam sau này thì được đặt vào các dòng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, Mặc dù các bộ phim Gundam sau này lấy bối cảnh thời gian khác nhau để tăng tính sáng tạo, Kỉ Nguyên Vũ Trụ vẫn được nhiều người yêu thích, UC đã đặt nền móng cho dòng Gundam, tạo ra tiêu chuẩn cho thể loại Khoa Học Viễn Tưởng Cấp Cao trong hoạt hình Nhật Bản, bộ phim Gundam đầu tiên đã đánh dấu sự trưởng thành của thể loại Người Máy Khổng Lồ. Tính hoài niệm về những bộ phim Gundam cũ, là biểu tượng của nền văn hóa đại chúng Nhật Bản hiện đại, các yếu tố đó đã tạo nên sự thành công không ngừng cho dòng phim này.

SD Gundam: Gundam mang hình dáng ngộ nghĩnh, cốt truyện hài hước, vui nhộn.

Model Suit Gunpla Builders Beginning GGundam Build Fighters: cốt truyện lấy bối cảnh đời thực, với Gundam, được sử dụng để tham gia thi đầu đối kháng như một môn thể thao.

Phim truyền hình, phim điện ảnh, phim ngắn[sửa|sửa mã nguồn]

Ngoại trừ bộ Mobile Suit Gundam 00 lấy bối cảnh thời gian thực tế, tất cả các dòng phim Gundam được xếp vào các giai đoạn giả tưởng, khởi đầu bằng một sự kiện kinh thiên động địa hoặc một loạt các sự kiện chấn động liên tiếp. Bối cảnh thường thay đổi giữa Trái Đất, Ngoài Không Gian, Cộng đồng Không Gian và trong một số trường hợp có cả Mặt Trăng và các Hành Tinh Nhân Tạo.

Truyện tranh và tiểu thuyết[sửa|sửa mã nguồn]

Truyện tranh chuyển thể Gundam được xuất bản dưới ngôn ngữ tiếng Anh ở Bắc Mỹ thông qua một số công ty, như Viz Media, Del Rey Manga và Tokyopop, và ở Singapore bởi Chuang Yi.

Trò chơi điện tử[sửa|sửa mã nguồn]

Gundam đã sản sinh ra hơn 80 đầu trò chơi điện tử cho mạng lưới hệ thống game thẻ, máy tính và mạng lưới hệ thống vui chơi tại nhà. Đa số những game show điện tử Gundam chỉ được phát hành tại Nhật Bản .

Mô hình Gundam[sửa|sửa mã nguồn]

Hàng trăm quy mô Gundam, đa phần làm từ nhựa cứng, đôi lúc từ nhựa dẻo và sắt kẽm kim loại đã được phát hành. Chất lượng trải dài từ đồ chơi trẻ nhỏ đến nhà sưu tầm chuyên nghiệp rồi tiêu chuẩn tọa lạc, thường nằm trong những tỷ suất 1 : 60, 1 : 100 hoặc 1 : 144. Các mẫu quảng cáo 1 : 6 hoặc 1 : 12 được chuyển cho những nhà kinh doanh nhỏ và không được thương mại kinh doanh hóa. Nhằm kỷ niệm 30 năm Gundam, một mẫu RX-78-2 Gundam tỉ lệ 1 : 1 đã được thiết kế xây dựng và tọa lạc tại Gundam Front Tokyo, Q. Odaiba, quy mô này được hạ xuống ngày 5 tháng 3 năm 2017, sau đó, một bức tượng Unicorn Gundam đã được tạc tại cùng vị trí, giờ được đổi tên thành Gundam Base Tokyo .

Gundam là một biểu tượng văn hóa Nhật Bản, một nền công nghiệp trị giá 50 tỷ Yên hằng năm, đạt 54,5 tỷ Yên doanh thu hằng năm vào năm 2006, và 80,2 tỷ Yên vào năm 2014. Tem đã được phát hành, một nhân viên bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã bị chỉ trích vì có đóng góp cho các trang bách khoa toàn thư liên quan tới Gundam, Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản đã đặt tên hệ thống chiến đấu cá nhân tân tiến của họ là Gundam

Source: thabet
Category: Game